Hotline: (+84-4) 3990.9309 Liên hệ
English French
Hình sự

Có được đâm chết kẻ cướp khi bị tấn công?

Cập nhật: 19-07-2017 10:00:33

Có được đâm chết kẻ cướp khi bị tấn công?

Trong trường hợp này, hành vi chống trả của anh bạn là quá mức cần thiết so với hành vi xâm hại và đã gây ra hậu quả là làm chết người. Do đó, anh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Cụ thể, người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Tuy nhiên, trong vụ án này, anh bạn vì muốn giúp đỡ người khác nên mới bị đuổi đánh và do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nên mới dẫn đến hành vi phạm tội. Vì vậy, khi xét xử toà án sẽ xem xét, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân của anh bạn, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi đưa ra quyết định hình phạt phù hợp.

3 người tấn công anh bạn có hành vi cướp tài sản của người khác. Khi bị can thiệp, họ còn cầm gậy đuổi đánh khiến anh bạn bị thương với tỷ lệ thương tật là 11%. Do đó, những người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cướp tài sản (Điều 133) và tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104).

Trách nhiệm dân sự

Theo quy định tại Điều 594 Bộ luật Dân sự 2015, “người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Trong trường hợp này, anh bạn do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đã làm chết người, vì vậy phải bồi thường thiệt hại.

Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định “người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Trong vụ án này, những người có hành vi cướp tài sản và xâm phạm sức khỏe của anh bạn mà gây thiệt hại nên cũng phải bồi thường. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau theo quy định tại Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, một người gây thiệt hại đã bị chết. Do vậy, 2 người còn lại phải liên đới bồi thường thiệt hại cho anh bạn và người bị cướp.

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

 
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/co-duoc-dam-chet-ke-cuop-khi-bi-tan-cong-3612844-p2.html
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: